HomeEconomicsQuan hệ Việt Mỹ từ năm 1994 – 2023, thời thế đã khác nhiều!

Quan hệ Việt Mỹ từ năm 1994 – 2023, thời thế đã khác nhiều!

Quan hệ Việt Mỹ

Quan hệ Việt Mỹ từ năm 1994

Vâng, kể từ năm 1994, năm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam đến nay đã 29 năm, thời thế và vị thế của Việt Nam và Mỹ đã khác nhau rất nhiều.

Nếu như năm 1994, Việt Nam chủ động trong việc đề xuất Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, để đạt được điều đó, Việt Nam đồng ý chịu trách nhiệm trả khoản nợ vay 145 triệu USD của chính quyền VNCH trước 1975 (năm 2020 đã chính thức trả hết khoản nợ này).

Thì đến năm 2023, Mỹ chủ động đề nghị Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, để đạt được điều đó, Mỹ đã thừa nhận công khai rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo đất nước, thông qua việc chấp nhận Tổng bí thư ĐCS Việt Nam là người đưa ra lời mời Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam và là người chủ trì lễ đón tiếp và cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ như một nguyên thủ quốc gia, điều mà trước đây Mỹ không bao giờ công nhận.

Như vậy thời thế đã đổi thay, năm 1994, Việt Nam rất cần Mỹ bỏ cấm vận, còn 2023, Mỹ lại rất cần Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Tại sao vậy, lý do gốc rễ là gì?

Chắc chắn quan hệ Việt Mỹ không phải là để Mỹ lôi kéo Việt Nam đứng về phía mình chống lại Trung Quốc hay Nga, bởi Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc từ năm 2008 và với Nga từ năm 2011. Sau sự kiện này, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ chỉ ngang bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, nghĩa là các mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc là khá cân bằng.

Tôi cho rằng gốc rễ vấn đề là vị thế của Mỹ cùng các đồng minh và vị thế của Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Nếu như năm 1994, so với Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ lớn gấp 13 lần, khối EU lớn gấp 12.6 lần và Nhật Bản lớn gấp 4.4 lần, thì đến năm 2023 này, nền kinh tế Trung Quốc đã lớn hơn Nhật Bản 4.4 lần, chính thức vượt của khối EU và bằng 72% nền kinh tế Mỹ (GDP tính theo normal, còn nếu tính theo PPP thì Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ rồi).

Theo nhiều dự báo nếu Mỹ và Trung Quốc giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như 10 năm vừa qua thì đến năm 2034, Trung Quốc sẽ chính thực vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới (theo IMF năm 2023, tổng GDP của Trung Quốc là 19.373 tỷ USD, của EU là 17.818 tỷ USD, của Mỹ là 26.854 tỷ USD, trong 12 năm tới Trung Quốc tăng trưởng trung bình cao hơn Mỹ 2.5%-3.5% mỗi năm).

Mỹ, EU, Nhật Bản và các đồng minh không muốn chấp nhận Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới, họ cho rằng đấy là một điều tồi tệ với họ và với cả thế giới, vì vậy họ muốn tìm mọi cách ngăn cản để điều đó không xẩy ra hoặc chí ít là làm chậm ngày nào tốt ngày đó.

Mỹ đã thực hiện việc tăng thuế xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, cấm vận Trung Quốc về chip bán dẫn, phần mềm hệ điều hành cùng nhiều công nghệ cao khác, đặc biệt Mỹ, Nhật và một số đồng minh bắt đầu thực hiện chiến lược “China Exit” (đưa sản xuất ra khỏi Trung Quốc).

Để thực hiện chiến lược “China Exit”, Mỹ, Nhật và các đồng minh đã và đang chuyển một số nhà máy công nghệ cao quay trở lại chính quốc, thế nhưng giá thành sản xuất ở Mỹ, Nhật Bản, EU lại rất cao, sản phẩm sẽ mất sức cạnh tranh. Vì vậy cách tốt nhất là chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang một số các quốc gia khác có đủ năng lực đón nhận. Theo nhiều phân tích thì Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia trở thành các quốc gia có nhiều lợi thế nhất.

Vì đây quan hệ Việt Mỹ là để chiến lược rất quan trọng tạo động lực phát triển trong 20-30 năm tới, nên Mỹ, Nhật không chỉ cần các quốc gia có đủ năng lực đón nhận sự dịch chuyển mà còn cần các quốc gia có sự tin cậy chính trị cao, nghĩa là quốc gia đó không những có chính trị ổn định mà còn không bao giờ vì lợi ích kinh tế mà bị Trung Quốc lôi kéo, quay đầu đứng về phía Trung Quốc làm những điều có hại cho chiến lược cũng như những đầu tư của họ vào quốc gia đó.

Theo tiêu chí quốc gia tin cậy nêu trên, cả Mỹ và Nhật Bản đều nhận thấy rằng, do lịch sử mấy ngàn năm, do vị trí địa lý, bằng thực tiễn trong hơn 70 năm qua thì Việt Nam mới là quốc gia có sự tin cậy cao nhất, tất nhiên họ thừa biết và chấp nhận Việt Nam vẫn duy thì mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hữu hảo với Trung Quốc như hiện nay.

Cuối cùng tôi cho rằng việc Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện là một tin vui, tin tốt lành cho cả Việt Nam và Mỹ. Tôi tin rằng đây sẽ là một động lực mới, một cơ hội lớn cho sự tăng tốc cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành CNTT, phần mềm, chip bán dẫn của chúng tôi.

Theo Đỗ Cao Bảo – Phó Chủ tịch HĐQT FPT

Vậy Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ: Hai bên được lợi gì ?

Theo vị giáo sư kinh tế chính trị tại Đại Học Leiden (Hà Lan), đối với Việt Nam, việc tăng cường quan hệ với Mỹ sẽ thúc đẩy nỗ lực hiện thực hóa tiềm năng kinh tế to lớn của mình đồng thời củng cố khả năng phòng thủ trước đà thống trị khu vực của Trung Quốc.

Giáo sư London cho rằng hiện nay, Việt Nam cần khẩn trương nâng cấp nền kinh tế của mình và việc Hà Nội tăng cường quan hệ với Washington hứa hẹn những cơ hội đặc biệt để chuyển từ xuất khẩu hàng hóa đơn giản, sử dụng nhiều lao động sang sản xuất và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao hơn sang Hoa Kỳ và các thị trường khác.

Bên cạnh đó, quan hệ đối tác với Mỹ cũng sẽ có lợi cho an ninh kinh tế của Việt Nam, giúp quốc gia Đông Nam Á này vừa hiện thực hóa các khía cạnh có lợi trong thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình, vừa giảm dần sự phụ thuộc về cơ cấu, tài chính và công nghệ vào Trung Quốc, vì lẽ Hà Nội ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc giảm phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng, công nghệ và tài chính do Trung Quốc thống trị.

Còn đối với Hoa Kỳ, một quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam sẽ mở rộng khả năng thương mại – kể cả trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất vi mạch – đồng thời tạo thêm cơ hội mở rộng hợp tác an ninh với một cường quốc tầm trung đáng gờm trong khu vực.

Ý nghĩa khu vực

Đối với cả hai nước cũng như đối với khu vực và toàn thế giới, việc củng cố và tăng cường quan hệ Mỹ-Việt sẽ tăng thêm sức mạnh cho các nỗ lực đa phương nhằm thúc đẩy một trật tự dựa trên luật lệ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trong một phân tích ngày 07/09, giáo sư Úc Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học Viện Quốc Phòng Úc, trường Đại Học New South Wales, cũng thấy rằng quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vừa đạt được với Hoa Kỳ sẽ mang lại cho Việt Nam một “uy tín to lớn trong khu vực và trong ASEAN”.

Sau khi nhắc lại rằng trước Mỹ, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, và sắp tới đây, sẽ tiếp tục nâng cấp quan hệ lên cùng một mức với Úc – trong năm nay – và có thể là với Nhật Bản vào năm tới 2024, giáo sư Thayer cho rằng “Việt Nam sẽ đóng vai trò là hình mẫu về cách phát triển quan hệ hiệu quả với một cường quốc bất chấp sự cạnh tranh giữa các nước đó. Việt Nam sẽ chứng minh rằng có thể đối thoại cùng lúc với Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ”.

Một thành công của ngoại giao Mỹ?

Việc nâng cấp được quan hệ với Việt Nam lên hàng Đối tác Chiến lược Toàn diện được nhiều nhà phân tích đánh giá là một thành công của nền ngoại giao Mỹ, trong bối cảnh cho đến gần đây, Hà Nội vẫn cho thấy thái độ ngần ngại vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh.

Trong một bài phân tích ngày 10/09 về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, nhật báo Anh The Financial Times ghi nhận rằng đối với Hoa Kỳ, các nước đang phát triển ở châu Á có một vai trò quan trọng trong việc chống lại sức mạnh của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, và Việt Nam được coi là quốc gia tuyến đầu phải đối mặt với tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc muốn thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông.

Chính vì vậy mà Washington trong thời gian qua đã cố gắng kiên trì để thuyết phục Hà Nội nâng cấp quan hệ và đã thành công.

Tuy nhiên, đối với chuyên gia Peter Mumford, nhà phân tích về Đông Nam Á của Eurasia Group, mối quan hệ đối tác Việt-Mỹ vừa được nâng cấp vừa bắt nguồn từ sự kiên trì của Mỹ, vừa là hệ quả của những bước đi sai lầm của Trung Quốc.

Chính Bắc Kinh đã đẩy Việt Nam về phía Mỹ

Chuyên gia Mumford ghi nhận: “Trung Quốc đã có một số hành động tự làm hại mình về mặt chiến lược”, chẳng hạn như đã tăng cường đe dọa tàu thuyền Việt Nam ở Biển Đông. Đối với ông Mumford, quyết định nâng cấp quan hệ với Mỹ là “một bước đi bất thường và quan trọng đối với Việt Nam và là dấu hiệu cho thấy mong muốn mạnh mẽ của Hà Nội trong việc cân bằng quan hệ với Trung Quốc.”

Theo Financial Times, chiến dịch gây áp lực của Bắc Kinh đã đẩy Philippines đến gần Mỹ hơn, với việc Manila cho phép Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự của nước này vào đầu năm nay.

Riêng đối với ông Simon Tay, chủ tịch Viện Quan Hệ Quốc Tế Singapore, thì với việc nâng cấp quan hệ song phương, Việt Nam đã có một “bước đi quyết định vào quỹ đạo của Mỹ”.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà phân tích cho rằng việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ chỉ mang tính chất tượng trưng, nặng về hình thức bề ngoài mà thôi.

Thế nhưng, theo ông Jon Finer, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, động thái đó “không chỉ là lời nói suông”. Quan chức Mỹ này giải thích: “Trong một hệ thống như Việt Nam, đó là tín hiệu cho toàn bộ chính phủ, toàn bộ guồng máy của họ về chiều sâu của công cuộc hợp tác và liên kết với một quốc gia khác.”

Nguồn: Rfi

Share:

SUPPORT BUSINESS, MARKETING, FINANCE

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối. Các trường có dấu * là bắt buộc. Thông thường yêu cầu sẽ được phản hồi chậm nhất trong 24h từ thời điểm ghi nhận:

    Chủ đề & Bài viết liên quan trên Jack Lâm

    Bài viết liên quan đến Business, Marketing, Economics, Investment, Finance, Global Business Man,..

    Tối ưu thuế cần cẩn trọng

    Tối ưu thuế: Cách giới siêu giàu hợp pháp hoá thuế?

    Kế hoạch tối ưu thuế là gì? Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) công bố một ước tính...
    Đọc bài viết »
    Ngân hàng rao bán loạt bất động sản du lịch nghìn tỷ đồng

    Thời thanh lý & Đi chợ Bất Động Sản du lịch nghìn tỷ

    Thời thanh lý & Đi chợ Bất Động Sản du lịch nghìn tỷ sắp đến, hàng loạt...
    Đọc bài viết »
    Startup ngân hàng khởi nguồn đam mê chữ X của Elon Musk

    Startup ngân hàng khởi nguồn đam mê chữ X của Elon Musk

    Trước Twitter, X.com từng là tên miền của startup về ngân hàng trực tuyến do Elon Musk...
    Đọc bài viết »
    Nợ tốt, nợ xấu, nợ tốt là như thế nào?

    Nợ tốt, nợ xấu, nợ tốt là như thế nào?

    Nợ tốt, nợ xấu là gì. Vậy nợ tốt là như thế nào, 2 cách tính lãi...
    Đọc bài viết »
    Nhà Liền Thổ Là Gì? 4 Ưu Điểm Giúp Nhà Liền Thổ Thu Hút Người Đầu Tư

    Nhà Liền Thổ Là Gì? 4 Ưu Điểm Giúp Nhà Liền Thổ Hút Người Đầu Tư

    Tại Việt Nam, nhà liền thổ là loại hình nhà ở phổ biến nhất từ xưa tới...
    Đọc bài viết »
    Sinh viên Trí tuệ nhân tạo có lo bị AI giành việc?

    Học ngành Trí tuệ nhân tạo có lo bị AI giành việc?

    Học ngành Trí tuệ nhân tạo có lo bị AI giành việc? Đây là câu hỏi được...
    Đọc bài viết »

    Leave A Reply

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Danh mục trên Jack Lâm

    Bài viết được quan tâm

    Gallery